Kim chi là món ăn Hàn Quốc không còn xa lạ gì đối với người Việt. Tuy nhiên, nếu không để ý, rất dễ kim chi bị chua quá. Vậy cách làm kim chi không bị chua là gì? Tìm hiểu những mẹo vặt dưới đây để làm rõ vấn đề này nhé!
Xem thêm du học Hàn Quốc để nắm được tình hình sang Hàn học tập của du học sinh Việt
Người Hàn Quốc làm kim chi khác cách làm kim chi Việt Nam như thế nào?
Kim chi là món ăn rất tiêu biểu trong ẩm thực Hàn Quốc. Người Hàn Quốc làm kim chi rất thường xuyên. Món ăn này được các gia đình ở đây sử dụng hàng ngày. Ngoài là món ăn kèm, người Hàn Quốc làm kim chi còn để cho vào các món ăn khác trong bữa cơm.
Không chỉ ở Hàn Quốc, hiện nay người Việt cũng rất thường xuyên sử dụng món này. Tuy nhiên, cách làm kim chi Việt Nam thường giảm độ cay hơn. Thêm một khác biệt nữa trong cách làm kim chi Việt Nam so với người Hàn Quốc làm kim chi đó là độ chín của món ăn. Kimchi ở Việt Nam thường chua nhanh hơn do nhiệt độ nóng. Vì thế, nhiều người Việt phải tìm cách làm kim chi không bị chua quá nhanh. Một khi kim chi bị chua quá thì rất khó để chữa lại. Hơn nữa, thời gian sử dụng cũng rút ngắn lại. Vì thế, thực hiện những biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất.
Khám phá những nét độc đáo trong ẩm thực Hàn Quốc tại:
Cách làm kim chi không bị chua tốt nhất
Để gia tăng thời gian sử dụng, tránh cho món kim chi của bạn bị chua quá mức, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Để ý nhiệt độ để tránh kim chi bị chua quá
Giống như các món ăn lên men khác, kim chi rất nhạy cảm với không khí và nhiệt độ. Quá trình lên men sẽ nhanh hơn nếu nhiệt độ tăng cao. Bình thường, kim chi từ 3 – 4 ngày là có thể ăn được. Tuy nhiên, nó có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.
Với nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam thì 2 – 2,5 ngày là có thể ăn được. Để lâu quá kim chi sẽ quá chua. Vì thế, cách làm kim chi không bị chua tốt nhất là bạn phải để ý kĩ nhiệt độ ngoài trời đang cao hay thấp. Xác định được độ chín của món kim chi để có thể sử dụng, tránh để lâu, kim chi bị chua quá.
Ngăn độ chua cách bảo quản kim chi bỏ vào tủ lạnh
Nếu kim chi đã đạt đến độ chín mà không kịp sử dụng hết thì độ chua sẽ càng tăng. Nhiệt độ càng thấp thì kim chi sẽ càng giữ được lâu, việc lên men cũng chậm hơn, kim chi sẽ bớt chua lại.
Khi người Hàn Quốc làm kim chi, cách làm kim chi không bị chua đó là chôn hũ kim chi dưới đất. Mùa lạnh, người Hàn thường chôn hũ muối kim chi ở dưới đất để bảo quản, họ sẽ ăn dần kim chi đó vào mùa nóng,
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì bạn có thể ngăn độ chua bằng cách cho kim chi bỏ vào tủ lạnh. Khi kim chi đã đến độ ăn ngon, nếu không ăn kịp thì bỏ vào tủ lạnh sẽ làm chậm lại việc kim chi chua thêm.
Một số cách làm kim chi không bị chua khác
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo hữu hiệu sau:
Thay đổi công thức muối kim chi: nguyên liệu muối kim chi không nên cắt nhỏ
Cách làm kim chi Việt Nam đôi khi khác người Hàn Quốc làm kim chi ở việc nhiều người thường cắt nhỏ nguyên liệu ra rồi muối. Việc này ảnh hưởng lớn từ việc muối cải chua. Các lá ra thường được người Việt cắt khúc cho vừa ăn. Việc này cũng làm cho việc lên men nhanh hơn.
Vì thế, cách làm kim chi không bị chua quá nhanh, điển hình như kim chi cải thảo thì bạn nên để nguyên cây để muối. Mai này ăn đến đâu thì bạn bắt đầu cắt đến đó. Việc thay đổi công thức muối kim chi bằng cách không cắt nhỏ nguyên liệu muối kim chi sẽ giúp món này giảm thiểu được kẽ hở. Từ đó, không khí sẽ không tiếp xúc nhiều với kimchi, kim chi sẽ không bị chua quá nhanh.
Cách làm kim chi không bị chua bằng hộp đựng
Thay vì cho tất cả kim chi bạn làm vào một hộp đững lớn thì bạn nên chia kim chi cho vào những hộp nhỏ. Việc này sẽ hạn chế được việc hạn mở đi mở lại để lấy kim chi, không khi từ đó sẽ vào nhiều. Kim chi sẽ nhanh bị chua hơn.
Một cách nữa đó là nên dùng hộp đựng bằng thủy tinh. So với hộp nhựa hay túi ni lông thì hộp thủy tinh vừa an toàn, vừa lạnh lâu hơn, làm giảm quá trình làm chua lại.
Một số vấn đề khác liên quan đến món kimchi (kim chi)
Liên quan đến món kimchi này, ngoài thắc mắc cách làm kim chi không bị chua thì con rất nhiều câu hỏi khác được gửi đến. Một trong số đó chính là:
Cách làm kim chi cải thảo không cần bột nếp
Như các bạn đã biết, bột nếp là một chất làm đặc trong rất nhiều loại nước sốt. Đối với món kim chi cải thảo nói riêng cũng như các món kim chi khác thì bột gạo nếp để làm sốt kim chi dính tốt hơn. Nó không phải nguyên liệu thiết yếu, vậy nên bạn hoàn toàn có thể không cần dùng đến nó. Nếu không chuẩn bị được hoặc không thích nó thì bạn vẫn có thể làm món kim chi được như bình thường mà không có ảnh hưởng gì quá lớn.
Cách chữa kim chi quá cay
Câu hỏi về cách chữa kim chi quá cay cũng nhiều không kém gì việc mọi người hỏi về cách làm kim chi không bị chua. Đối với việc này, nếu mới muối mà quá tay cho nhiều ớt thì bạn có thể thêm rau củ để giảm vị cay đi. Tuy nhiên, nếu sau khi muối xong, ăn thử mới biết kim chi quá cay thì bạn nên điều chỉnh bằng cách thêm gia vị khác. Bạn nên cho thêm đường vào giảm vị cay của kim chi. Hoặc cũng có thể là thay vì ăn nguyên thì bạn nên chế biến thành những món khác. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa cháy. Bạn nên cho lượng ớt vào phù hợp với khẩu vị của mình và gia đình.
Tại sao kim chi ra nhiều nước?
Ở những món kim chi, điển hình như kim chi cải thảo, các bẹ lá sẽ được rắc muối. Sau khi ướp, cải thảo sẽ ra nước và thu bé lại, dẻo hơn. Các nguyên liệu khác cũng vậy, ướp qua với muối để ra bớt nước rồi để ráo hoặc vắt đi. Việc kim chi ra nhiều nước có thể do bạn chưa ngâm kỹ, chưa vắt kỹ. Thế nên nước từ rau củ còn quá nhiều.
Những thông tin chúng tôi đề cập phía trên chính là những cách làm kim chi không bị chua cũng như là một vài mẹo liên quan đến các vấn đề khác. Mong rằng sẽ giúp bạn làm được một món kim chi thật ngon miệng. Để biết thêm các mẹo và các thông tin về Hàn Quốc khác, bạn có thể tìm kiếm tại đất nước – con người Hàn Quốc.